024 3783 2121 | CSKH : 024 3202 6888  |  info@cpavietnam.vn; hotro@cpavietnam.vn
Chưa xem xét việc miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

 

Đề xuất miễn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Sau 6,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, chiều ngày 18/9 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kết thúc phiên họp 48 và hoàn thành khối lượng lớn công việc. Trong đó đã cho ý kiến 5 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết và nhiều nội dung quan trọng trình Quốc hội tại kỳ họp 10 sắp tới.

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong năm 2020 nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước phục hồi sản xuất, kinh doanh sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 trong năm 2020.

Về tác động của Nghị quyết đến ngân sách Nhà nước, theo Chính phủ, nếu nghị quyết được thông qua sẽ làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 1,4 nghìn tỷ đồng.

Thẩm tra lĩnh vực này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, năm 2020 là năm nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, Đảng và Nhà nước đã có các chủ trương, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng của dịch bệnh.

Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính Ngân sách nhận thấy việc trình Quốc hội ban hành chính sách miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong năm 2020 chưa đảm bảo có đầy đủ căn cứ để ban hành chính sách với một số nguyên nhân sau.

Thứ nhất, các doanh nghiệp khó khăn đã được hỗ trợ về thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị quyết số 116/2020/QH14 của Quốc hội về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác.

Người dân gặp khó khăn do đại dịch đã được hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP và Nghị quyết số 954/2020/Ủy ban Thường vụQH14 điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân.

Chính sách miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cũng là chính sách hỗ trợ để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Do đó, về đối tượng hỗ trợ đã có phần trùng lặp với các chính sách trước đó của Đảng và Nhà nước.

Thứ hai, việc đề nghị miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho cả 3 nhóm đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Tài nguyên nước là quá rộng, dàn trải.

Trong khi đó, Tờ trình cũng như Báo cáo đánh giá tác động của Chính phủ không có số liệu cho thấy sự khó khăn trong sản xuất; tăng, giảm sản lượng sản xuất của các đối tượng, cũng như sự thua lỗ trong kết quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước trong đại dịch Covid 19 và không làm rõ số dự kiến nộp ngân sách Nhà nước từ các đối tượng sử dụng tài nguyên nước trong năm 2020.

Có ý kiến cho rằng, trên thực tế các lĩnh vực sản xuất điện, nước sạch... là các đơn vị khai thác nguồn tài nguyên nước lớn nhất, không chịu ảnh hưởng và thiệt hại nhiều của đại dịch Covid 19, việc sản xuất kinh doanh vẫn có lãi do các đơn vị sản xuất điện (nhà máy thủy điện), cấp nước (nhà máy cấp nước) không do Nhà nước định giá hoặc quyết định giá bán, trong khi nhu cầu sử dụng điện, nước trong thời gian dịch bệnh không giảm nhiều và đây là các hàng hóa thiết yếu sử dụng tài nguyên Quốc gia cần được sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí.

Do vậy, việc miễn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước sẽ không thực sự tác động đến người dân mà chủ yếu có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang làm ăn, kinh doanh có lãi.

Mặt khác, nguồn thu từ cấp quyền khai thác tài nguyên nước là nguồn thu quan trọng, có liên quan đến công tác bảo vệ rừng, an ninh nguồn nước, có ảnh hưởng lớn đến nguồn thu quan trọng của một số địa phương miền núi đang nhận trợ cấp của ngân sách Trung ương.

Ngoài ra, thời gian áp dụng quá ngắn và phải xử lý tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đã nộp trong năm 2020 và khấu trừ vào số thu năm 2021.

Vì vậy, Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, để bảo đảm có căn cứ trình Quốc hội xem xét, quyết định chính sách miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong năm 2020, đề nghị Chính phủ cần báo cáo cụ thể về số thu nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tình hình sản xuất kinh doanh của từng nhóm đối tượng, theo đó phân định các đối tượng thực sự khó khăn cần được hỗ trợ nhằm đảm bảo chính sách hỗ trợ của Nhà nước đúng đối tượng, không dàn trải và tránh trục lợi chính sách.

Trên cơ sở ý kiến thẩm tra và ý kiến thường vụ, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị nên tạm dừng chư xem xét khoản miễn giảm khoản này và sẽ tính toán sau. Bởi lẽ hiện nay điều kiện ngân sách Nhà nước rất khó khăn, trong khi nguồn thu từ tài nguyên nước tạo điện ổn định nguồn thu cho một số địa phương khó khăn.

Trích nguồn

Dương Công Chiến

21/09/2020
  
TRỤ SỞ CHÍNH
  • Tầng 8, Cao ốc Văn phòng VG Building 
    Số 235 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân
    TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 3783 2121
  • Fax: 024 3783 2122
CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH
  • Tầng 4, Tòa nhà Hoàng Anh Safomec
    ​7/1 Thành Thái, P.14, Q.10
    ​TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Phone: 028 3832 9969
  • Fax: 028 3832 9959
CHI NHÁNH MIỀN BẮC
  • Số 97, Phố Trần Quốc Toản
    PhườngTrần Hưng Đạo 
    Quận Hoàn Kiếm,TP.Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 73061268
  • Fax: 024 7306 1269
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
  • Tầng 16, Tòa nhà T01-C37 Bắc Hà
    ​Đường Tố Hữu, Quận Nam Từ Liêm,   TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 6666 6368
  • Fax: 024 6666 6368