024 3783 2121 | CSKH : 024 3202 6888  |  info@cpavietnam.vn; hotro@cpavietnam.vn
Doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu trực tuyến.

 

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, thói quen tiêu dùng đang thay đổi mạnh mẽ theo xu hướng giãn cách xã hội. Điều này khiến xuất khẩu trực tuyến phát triển hơn bao giờ hết.

Theo chiều hướng tích cực, đây thực sự là thời điểm để DN nhận ra tính ưu việt của kinh tế số và yêu cầu cấp bách hơn nữa của quá trình chuyển đổi số. Bởi sau đại dịch Covid-19, chuyển đổi số sẽ giúp các DN Việt Nam, đặc biệt là DN nhỏ và vừa (DNNVV) tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn. Chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho DN xuất nhập khẩu tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức.

Nếu như trước đây, hoạt động xuất nhập khẩu nói chung thường chỉ dành cho các DN có quy mô lớn, tiềm lực tài chính mạnh, thì nay thương mại điện tử và thương mại điện tử xuyên biên giới đã làm cục diện thay đổi hoàn toàn, các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa đều có cơ hội bình đẳng.

 

doanh nghiep tang cuong xuat khau truc tuyen

Ảnh minh họa

Ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, Bộ vừa khai trương Nền tảng hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam (ECVN) phiên bản 2020, đây là giải pháp chuyển đổi số trên nền tảng thương mại điện tử B2B tích hợp cộng đồng giao thương chuyên ngành xuất nhập khẩu với mục tiêu hỗ trợ kết nối trực tiếp DN xuất khẩu Việt Nam đến nhà nhập khẩu nước ngoài; đồng thời truyền tải thông tin giao thương, thị trường nhanh chóng từ gần 100 thương vụ Việt Nam ở các nước đến cộng đồng DN Việt Nam. Bên cạnh đó, ECVN thiết lập mối quan hệ hợp tác với các cơ quan bộ, ngành, các sở thương mại, trung tâm xúc tiến thương mại, các hiệp hội ngành hàng, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nhằm tạo thêm nhiều dịch vụ hữu ích nhất, hỗ trợ đắc lực cho thành viên tìm kiếm bạn hàng, thông tin kinh doanh, thị trường, thẩm định thông tin DN, quảng bá hình ảnh DN ra thế giới, xuất khẩu trực tiếp đến nhà nhập khẩu nước ngoài…

Với vai trò đơn vị đầu mối thực hiện nhiệm vụ quảng bá xúc tiến thương mại toàn cầu, Bộ Công thương đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nhân-DN nói chung, đặc biệt DNNVV thúc đẩy giao thương xuyên biên giới, thông qua Internet, như: “Xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử Amazon”, “Xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử Alibaba”; tăng cường kết nối giao thương trực tuyến các DN xuất nhập khẩu của Việt Nam với DN nước ngoài tại Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Singapore, Hà Lan, Bulgaria...

Nhờ sự tiến bộ vượt bậc của CNTT, mọi DN, đặc biệt là các DNNVV có thể tiếp cận trực tiếp tới người tiêu dùng toàn cầu. Hơn nữa, nhờ công nghệ dữ liệu lớn, họ có thể dễ dàng phân tích chính xác hành vi của người tiêu dùng ở mọi thị trường, chăm sóc khách hàng, tiếp thị đúng đối tượng với chi phí thấp… Cơ hội là ngang nhau nhưng thành công là khác biệt giữa các quốc gia và các DN trong từng quốc gia. Câu chuyện thành công khi xuất khẩu trực tuyến (B2B) trên nền tảng Alibaba hay bán lẻ trực tuyến qua biên giới (B2C) trên nền tảng Amazon lại phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh cũng như sự nhạy bén, am hiểu thị trường của từng DN Việt.

Ví dụ như thực tế, người tiêu dùng Mỹ thường có xu hướng quan tâm đến chất liệu, thương hiệu khi chọn mua sản phẩm liên quan tới sức khỏe; còn các sản phẩm liên quan đến thẩm mỹ, cá tính thì họ thường quan tâm đến thiết kế, chất liệu. Các sản phẩm thuộc nhóm hàng này phải tuân thủ các tiêu chuẩn FCC, DOE, FDA. Do đó, khi lựa chọn sản phẩm để bán hàng trực tuyến, người bán hàng cần phải xem xét các yếu tố như sự tăng trưởng, tính thời vụ, thương hiệu, đặc tính/thuộc tính, yêu cầu về chất lượng… của sản phẩm và phân khúc người tiêu dùng mà DN hướng tới, các chuyên gia lưu ý.

Ngoài ra, khi tham gia xuất khẩu trực tuyến, DN cũng phải thích nghi với áp lực cạnh tranh lớn hơn từ các thương hiệu khác cùng ngành hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường, người tiêu dùng quốc tế. Vì vậy, DN phải liên tục nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí, đồng thời có chiến lược xây dựng thương hiệu, vận dụng hiệu quả các công cụ marketing để tăng khả năng nhận diện sản phẩm, thu hút sự quan tâm của khách hàng...

Ngoài ra, các DN còn có thể đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tham gia các chuỗi cung ứng mới thay thế cho các chuỗi cung ứng truyền thống vốn đang bị đứt đoạn hoặc đình trệ do dịch Covid-19, đồng thời mở rộng và đa dạng hóa hơn thị trường xuất nhập khẩu, giảm sự lệ thuộc vào một nhóm thị trường nhất định. Bộ Công thương cam kết sẽ mở rộng và phát triển nhiều dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 hơn nữa, thực hiện phương châm Chính phủ kiến tạo, phục vụ người dân và DN ngày càng tốt hơn.

Về phía DN xuất nhập khẩu, cần chủ động tìm hiểu kỹ lưỡng nội dung về Hiệp định EVFTA và các xu hướng/mô hình chuyển đổi số phù hợp, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, tài lực cũng như các điều kiện cần thiết khác để có thể đáp ứng được các yêu cầu không chỉ của EVFTA mà của cả thị trường EU, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết thêm.

Trích nguồn

Duy Khánh

28/10/2020
  
TRỤ SỞ CHÍNH
  • Tầng 8, Cao ốc Văn phòng VG Building 
    Số 235 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân
    TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 3783 2121
  • Fax: 024 3783 2122
CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH
  • Tầng 4, Tòa nhà Hoàng Anh Safomec
    ​7/1 Thành Thái, P.14, Q.10
    ​TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Phone: 028 3832 9969
  • Fax: 028 3832 9959
CHI NHÁNH MIỀN BẮC
  • Số 97, Phố Trần Quốc Toản
    PhườngTrần Hưng Đạo 
    Quận Hoàn Kiếm,TP.Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 73061268
  • Fax: 024 7306 1269
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
  • Tầng 16, Tòa nhà T01-C37 Bắc Hà
    ​Đường Tố Hữu, Quận Nam Từ Liêm,   TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 6666 6368
  • Fax: 024 6666 6368