024 3783 2121 | CSKH : 024 3202 6888  |  info@cpavietnam.vn; hotro@cpavietnam.vn
4 vấn đề cần lưu ý khi đầu tư P2P Lending.

 

4 vấn đề cần lưu ý khi đầu tư P2P Lending

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Để đầu tư vào hình thức đầu tư ngang hàng - P2P Lending thành công, các nhà đầu tư cần trang bị những kĩ năng kiến thức cần thiết. Dưới đây là 4 lưu ý vàng mà mọi nhà đầu tư đều không nên bỏ qua trong quá trình đầu tư P2P Lending.

Tìm hiểu về P2P Lending và Fintech trước khi rót vốn đầu tư

Fintech nói chung và P2P Lending nói riêng đều là những khái niệm tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Vậy nên trước khi rót vốn đầu tư, nhà đầu tư cần hiểu rõ khái niệm của hai hình thức để phân biệt với các hình thức truyền thống khác.

Fintech là tên viết tắt chỉ các công ty công nghệ tài chính. Hiện nay, Fintech bao gồm rất nhiều ngạch hàng nhưng nổi bật nhất phải kể đến 2 lĩnh vực: Ví điện tử và P2P Lending.

Hiện tại, ở thị trường Việt Nam, số lượng các công ty hoạt động trong lĩnh vực P2P Lending tương đối nhộn nhịp với những cái tên nổi bật phải kể đến như: Lendbiz (04 năm hoạt động), Finhay (02 năm), Vnvon (02 năm)…

Lựa chọn gói đầu tư theo kinh nghiệm – kiến thức là điều quan trọng

Đầu tư luôn là một bài toán khó với tất cả những ai đã, đang có ý định đăng kí đầu tư, lựa chọn kênh đầu tư nào cho uy tín cũng là yếu tố mà mọi nhà đầu tư quan tâm. Lúc này, để đảm bảo tính an toàn – hiệu quả, nhà đầu tư cần cân nhắc đến yếu tố: kinh nghiệm – kiến thức trước khi rót vốn đầu tư.

Theo nhiều chuyên gia, để kế hoạch đầu tư thuận lợi, nhà đầu tư vừa nên chủ động tìm hiểu nhiều kênh đầu tư khác nhau, đồng thời tự trang bị cho mình vốn kiến thức kỹ năng cần thiết khi bắt đầu đầu tư.

Đối với những “lính mới” chưa từng đầu tư thì nên bắt đầu đầu tư từ những số tiền nhỏ (vài triệu đồng cho đến chục triệu đồng). Lúc này, khoản lãi tuy nhỏ nhưng sẽ giúp nhà đầu tư hình dung được cách thức đầu tư như thế nào, bộ máy đầu tư vận hành ra sao.

Nhận thức: Đầu tư = rủi ro

Như đã nói ở trên, không có kênh đầu tư nào là không tồn tại yếu tố rủi ro. Khi đã xác định sử dụng số tiền nhàn rỗi để đầu tư thay vì dùng các kênh tiết kiệm truyền thống khác như gửi ngân hàng, nhà đầu tư đồng thời sẽ phải chấp nhận yếu tố rủi ro trong quá trình đầu tư.

Rủi ro trong P2P lending có thể đến từ các doanh nghiệp huy động vốn, từ tình hình kinh doanh không mấy khả quan của doanh nghiêp, hộ kinh doanh…

Vậy nên, mọi nhà đầu tư cần trang bị kĩ năng, kiến thức và lựa chọn các công ty P2P lending có khâu kiểm soát thẩm định doanh nghiệp kĩ càng, hiệu quả.

 

4 vấn đề cần lưu ý khi đầu tư P2P Lending - Ảnh 1
 

Là một nhà đầu tư, nỗi sợ lớn nhất không phải là đầu tư không sinh lời mà là không đầu tư gì. Nói cách khác, “rủi ro lớn nhất khi đầu tư chính là không đầu tư”. Do vậy, nếu không đủ tự tin để đầu tư mà đặc biệt là đầu tư P2P Lending, nhà đầu tư hoàn toàn có thể lựa chọn các gói giải pháp đầu tư giúp giàm bớt rủi ro.

Hiện nay, nhiều công ty P2P ở Việt Nam phát hành các gói sản phẩm như vậy. Điển hình như Công ty Lendbiz với gói đầu tư ủy thác Phát Tài, Phát Lộc; lãi suất gói sản phẩm này giao động ở mức 11-12%/năm.

Yếu tố ngang bằng giữa 3 bên: Doanh nghiệp huy động vốn – Công ty P2P Lending – Nhà đầu tư

Trên thực tế, mối quan hệ giữa 3 yếu tố doanh nghiệp huy động vốn – công ty P2P Lending và nhà đầu tư là mối quan hệ bình đẳng. Nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng tiền nhàn rỗi để đầu tư, doanh nghiệp cần nguồn tiền huy động mới để xoay vòng vốn hiệu quả còn công ty P2P Lending tồn tại như một phương thức/công cụ để tạo ra cây cầu giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp huy động vốn hợp tác và kết nối lẫn nhau.

Nói cách khác, công ty P2P Lending chỉ đơn thuần là một tổ chức trung gian đứng giữa, không chịu trách nhiệm hay ràng buộc với bất kì bên nào. Vậy nên, khi bên huy động vốn gặp trục trặc trong kinh doanh, lãi suất không thể đảm bảo cho phía nhà đầu tư hay thậm chí phá sản, các công ty P2P Lending trung gian không thể và cũng không có nghĩa vụ chịu trách nhiệm pháp lý thay các doanh nghiệp này.
 

4 vấn đề cần lưu ý khi đầu tư P2P Lending - Ảnh 2
 

Hiện nay, các công ty P2P Lending đã, đang liên kết với các gói bảo hiểm, các quỹ đầu tư để phòng tránh rủi ro, đồng thời đảm bảo tối đa quyền lợi cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, cũng giống như câu chuyện Đầu tư = rủi ro, nhà đầu tư cần xác định rõ rằng, các công ty thuộc nền tảng P2P Lending cũng giống như một nền tảng tài chính - công nghệ, là một tổ chức trung gian giúp kết nối thay vì một đơn vị đại diện cho các doanh nghiệp cho vay.

Để hạn chế tối đa rủi ro đầu tư vào các doanh nghiệp ma, nhà đầu tư cần “chọn mặt gửi vàng” ở các đơn vị trung gian uy tín mà ở đây chính là các công ty P2P Lending đã có tên tuổi và phát triển bền vững, lâu năm trong thị trường P2P lending tại Việt Nam.

22/01/2021
  
TRỤ SỞ CHÍNH
  • Tầng 8, Cao ốc Văn phòng VG Building 
    Số 235 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân
    TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 3783 2121
  • Fax: 024 3783 2122
CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH
  • Tầng 4, Tòa nhà Hoàng Anh Safomec
    ​7/1 Thành Thái, P.14, Q.10
    ​TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Phone: 028 3832 9969
  • Fax: 028 3832 9959
CHI NHÁNH MIỀN BẮC
  • Số 97, Phố Trần Quốc Toản
    PhườngTrần Hưng Đạo 
    Quận Hoàn Kiếm,TP.Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 73061268
  • Fax: 024 7306 1269
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
  • Tầng 16, Tòa nhà T01-C37 Bắc Hà
    ​Đường Tố Hữu, Quận Nam Từ Liêm,   TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 6666 6368
  • Fax: 024 6666 6368