024 3783 2121 | CSKH : 024 3202 6888  |  info@cpavietnam.vn; hotro@cpavietnam.vn
Chính sách tài chính của chính phủ
Trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, Chính phủ ở mỗi một quốc gia cần đề ra một chính sách tài chính phù hợp để thực hiện các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô.
Trong số các nội dung quan trọng của chính sách tài chính quốc gia, nổi lên hai nội dung lớn là:

– Chính sách tạo vốn và sử dụng vốn trong nền kinh tế.
– Chính sách điều hoà thu nhập thông qua các công cụ tài chính.

1. Chính sách tạo vốn và sử dụng vốn trong nền kinh tế
Muốn phát triển kinh tế, cần có 3 yếu tố: Lao động, vốn, công nghệ. Các yếu tố này còn được gọi là các nguồn lực khan hiếm. Đối với nước ta, lưc lượng lao động dồi dào, nhưng nguồn vốn quá ít ỏi và công nghệ còn lạc hậu. Tất nhiên là muốn đổi mới công nghệ cũng cần phải có vốn. Do đó, vốn là vấn đề mấu chốt trong chính sách tài chính ở giai đoạn hiện nay.
Mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô ở mọi quốc gia là gia tăng tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Muốn gia tăng GNP, điều tất yếu là phải tăng vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Vấn đề đặt ra là xác định nhu cầu vốn trong mỗi thời kỳ như thế nào?
Có nhiều cách tính nhu cầu vốn cho một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
+ Cách thứ nhất: Xác định nhu cầu vốn trên cơ sở gắn với việc giải quyết vấn đề xã hội và việc làm.
+ Cách tính thứ hai: Dựa theo mô hình Harrod Domar: KaYΔ=Δ.
Với: YΔ – mức gia tăng về sản lượng sản phẩm.
KΔ – mức gia tăng về vốn đầu tư
2 – là hệ số tăng trưởng.
Các nhà kinh tế tính toán hệ số tăng trưởng tại các nước đang phát triển biến động từ 0,14 – 0,30. Ở nước ta, con số này những năm đầu thập niên 90 khoảng 0,50.
Để thực hiện chính sách tạo vốn cần giải quyết một số nội dung sau:
– Bằng mọi biện pháp và hình thức, các công cụ tài chính phải hướng vào việc khai thác mọi tiềm năng về vốn trong nền kinh tế.
– Đẩy mạnh các hoạt động tài chính đối ngoại nhằm thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài, với các biện pháp vay nợ, xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp.
– Triệt để thực hiện nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng vốn lựa chọn một cơ cấu đầu tư thích hợp.
– Điều chỉnh cơ cấu chi ngân sách Nhà nước theo hướng giảm các nhu cầu chi chưa thực sự cấp bách.
– Sử dụng triệt để các công cụ tài chính trung gian để khai thông các nguồn vốn và hình thành thị trường vốn và thị trường tiền tệ, mở rộng tính tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ tài chính – tiền tệ, hoạt động môi giới…
3. Chính sách điều hoà thu nhập
Một mâu thuẫn gay gắt trong quá trình phân phối thu nhập là mâu thuẫn giữa chính sách xã hội với quy luật phân phối trong nền kinh tế thị trường. Vấn đề là chúng ta phải có một chính sách phân phối hợp lý của cải trong toàn xã hội, chính sách đó phải bảo đảm được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô.
Các nhà kinh tế học hiện đại cho rằng có hai công cụ sắc bén của chính sách tài chính trong phân phối, là: Thuế và chi tiêu ngân sách của chính phủ.
+ Thuế: Mặc dù mọi người đều thừa nhận tác động của thuế trong vấn đề phân phối, nhưng có nhiều quan điểm khác nhau về sử dụng nó ở mức độ nào, sử dụng ra sao để vừa kích thích phát triển kinh tế, vừa điều hoà thu nhập, bảo đảm thích đáng nguồn thu ngân sách.
Sử dụng công cụ thuế, trong đó việc sử dụng các loại thuế, đối tượng chịu thuế và thuế suất là những nội dung quan trọng phù hợp với từng thời kỳ và điều kiện thực tế nhất định. Ví dụ: Thuế thu nhập là loại thuế đánh vào thu nhập của dân cư và các tổ chức có thu nhập – là một loại thuế được áp dụng phổ biến ở các nước kinh tế phát triển, nhưng ở ta thì diện chịu thuế này chưa đáng kể.
Thuế thực sự là một con dao hai lưỡi, nếu sử dụng thuế đúng đắn nó có tác động tích cực phát triển kinh tế, nhưng nếu sử dụng không hợp lý thì nó có tác động ngược lại kìm hãm sự phát triển. Ở hấu hết các quốc gia, thuế được sử dụng như một phương tiện đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, và nó cũng được coi như một phương tiện quan trọng điều tiết nền kinh tế.
Ở nước ta, công cụ thuế với tư cách là một công cụ của chính sách tài chính, chỉ mới thực sự phát huy vai trò của nó đối với quản lý vĩ mô nền kinh tế từ 1990, khi Nhà nước Việt Nam chính thức ban hành hệ thống thuế mới. Với hệ thống thuế này chính sách tài chính của quốc gia đã tác động tích cực đến nền tài chính quốc gia: giảm đáng kể bội chi ngân sách, góp phần chặn đứng lạm phát thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng tốt. Tuy còn hạn chế trong cơ cấu của hệ thống thuế và thuế suất trong một vài luật thuế, nhưng chúng ta đã thấy được kết quả tích cực của công cụ này đối với kinh tế xã hội nước ta trong những năm qua.
+ Công cụ chi ngân sách: Chi ngân sách là một khoản chi rất lớn của quốc gia để đáp ứng cho nhu cầu của toàn xã hội. Trong các nước kinh tế phát triển, chi ngân sách chủ yếu dành cho các chi tiêu công cộng, như: chi cho văn hoá – xã hội, giáo dục, y tế, an ninh- quốc phòng và chi cho khu vực kinh tế công cộng…Ở nước ta, chi ngân sách cũng nhằm bảo đảm nhu cầu xã hội, đặc biệt chi cho phát triển kinh tế chiếm một phần quan trọng. Bởi lẽ, mặc dù nhà nước chủ trương một nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng ở ta kinh tế công cộng chiếm một tỉ trọng lớn trong toàn bộ nền kinh tế.
Vấn đề là, trong chính sách tài chính của một quốc gia, việc chi tiêu ngân sách có ý nghĩa rất lớn đối với kinh tế xã hội của quốc gia đó. Các nhà kinh tế học khi nghiên cứu nhu cầu của nền kinh tế ở một quốc gia, cho thấy rằng: chi tiêu ngân sách (chi tiêu của chính phủ) có tác động rất lớn tới tổng mức cầu của xã hội. Các khoản chi khổng lồ của chính phủ cho y tế, giáo dục, quốc phòng và các mục tiêu xã hội (trợ cấp người nghèo, trợ cấp thất nghiệp…) và đầu tư phát triển kinh tế, đã đẩy nhu cầu xã hội lên rất cao dễ đưa tới mất cân đối cung- cầu trong nền kinh tế và nguy cơ lạm phát.
Thực tế ở nước ta, trong thời kì có lạm phát, một nguyên nhân là do cơ chế bao cấp của ngân sách, ngân sách chi quá lớn vượt quá khả năng cung ứng của nền kinh tế, trong đó chi đầu tư phát triển kinh tế tràn lan chưa có trọng điểm, đã đưa đến lãng phí lớn tài nguyên của đất nước.
Nhưng cũng phải thấy rằng, Nhà nước Việt Nam- Nhà nước XHCN mà bên cạnh các mục tiêu kinh tế, nó còn có mục tiêu quan trọng nữa là thực hiện công bằng xã hội. Để thực hiện công bằng xã hội, các khoản chi phí về trợ cấp xã hội của chính phủ có ý nghĩa to lớn đối với việc cải thiện đời sống của những người được hưởng chính sách xã hội.
26/04/2018
  
TRỤ SỞ CHÍNH
  • Tầng 8, Cao ốc Văn phòng VG Building 
    Số 235 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân
    TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 3783 2121
  • Fax: 024 3783 2122
CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH
  • Tầng 4, Tòa nhà Hoàng Anh Safomec
    ​7/1 Thành Thái, P.14, Q.10
    ​TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Phone: 028 3832 9969
  • Fax: 028 3832 9959
CHI NHÁNH MIỀN BẮC
  • Số 97, Phố Trần Quốc Toản
    PhườngTrần Hưng Đạo 
    Quận Hoàn Kiếm,TP.Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 73061268
  • Fax: 024 7306 1269
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
  • Tầng 16, Tòa nhà T01-C37 Bắc Hà
    ​Đường Tố Hữu, Quận Nam Từ Liêm,   TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 6666 6368
  • Fax: 024 6666 6368