024 3783 2121 | CSKH : 024 3202 6888  |  info@cpavietnam.vn; hotro@cpavietnam.vn
Dồi dào vốn rẻ phục vụ sản xuất kinh doanh.

 

doi dao von re phuc vu san xuat kinh doanh

Các ngân hàng đã sẵn sàng nguồn vốn rẻ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

Hiện thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang rất dồi dào, trong khi NHNN vừa nới room tín dụng cho nhiều ngân hàng; mặt bằng lãi suất lại đang ở mức rất thấp. Điều đó cũng đồng nghĩa dòng vốn rẻ đã sẵn sàng để phục vụ sản xuất kinh doanh những tháng cuối năm.

Hạn mức tín dụng tăng trung bình 4,1%

Techcombank, TPBank, MSB vừa được nới room tín dụng trong khoảng 5,1-6,9%, lên lần lượt 17,4%, 17,1% và 16%. Trước đó MB, VIB, ACB, VPBank, SHB, OCB, LienVietPostBank cũng được nới room tín dụng từ 3,5% lên 5,6%. Trong khi đó vào đầu năm nay, Vietcombank đã được nới thêm hạn mức tín dụng từ 10% lên 12%, VietinBank nới room từ mức 7,5% lên 9,5% và mới đây BDIV tiếp tục được nới room tín dụng từ mức 7,5% lên 9,5%... Theo quan điểm của NHNN, những TCTD được nới room tín dụng phải có tài chính lành mạnh và phương án cho vay sản xuất kinh doanh.

Theo NHNN Việt Nam, dịch bệnh Covid-19 làm cho tín dụng tăng chậm lại, đặc biệt số liệu thống kê chỉ ra rằng, trong tháng 7 và tháng 8 năm nay tín dụng chỉ tăng 0,9%, nhưng tính chung 8 tháng tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vẫn đạt 7,42%. Đặc biệt theo ông Nguyễn Tuấn Anh – Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, dòng tín dụng được tập trung cho sản xuất kinh doanh. Theo đó, tín dụng đối với các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm 2020; tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng khá, trong đó tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đều tăng trưởng cao hơn nhiều mức tăng chung.

Tuy nhiên nhu cầu vốn của nền kinh tế đang được dự báo sẽ tăng trưởng nhẹ vào cuối năm khi các tỉnh thành phố phía Nam dần mở cửa kinh tế khi dịch bệnh được kiểm soát. Theo nhận định của Công ty Chứng khoán BSC, với nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, khả năng từ tháng 10 các địa phương phía Nam sẽ nới lỏng điều kiện giãn cách xã hội và cho phép các doanh nghiệp hoạt động trở lại nhiều hơn. Khi đó, nhu cầu vốn lưu động để phục vụ đơn hàng cuối năm sẽ tăng trở lại ở nhiều ngành nghề.

Hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa và công ty bán lẻ là khối doanh nghiệp thu hút khoảng 70-80% tín dụng của các NHTM. Mặc dù nhu cầu vay vốn của nhóm này thời gian qua có sự sụt giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng vẫn là động lực để các TCTD triển khai các sản phẩm cho vay ưu đãi lãi suất trong các tháng cuối năm. BSC dự báo, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống các TCTD năm 2021 sẽ đạt mức 13%.

Cơ hội cho vay mới

Trong khi đó, hiện thanh khoản của hệ thống ngân hàng cũng đang rất dồi dào, mặt bằng lãi suất cũng đang ở mức rất thấp. Đặc biệt những ngân hàng được nới room tín dụng lại có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn cao, có nghĩa họ đang sở hữu một nguồn vốn giá rẻ để có thể tài trợ vốn với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Các chuyên gia tại Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, NHNN đã bơm ròng vào hệ thống tổ chức tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng trong tháng 7 và 40.000 tỷ đồng trong tháng 8 thông qua các hợp đồng mua bán ngoại tệ. Điều này khiến cho thanh khoản của hệ thống ngân hàng được củng cố. “Việc thanh khoản dồi dào hơn sẽ là cơ sở để các NHTM tiếp tục tiến hành các chương trình ưu đãi lãi vay hỗ trợ nền kinh tế vượt qua dại dịch, đặc biệt là các tỉnh thành phía Nam” - VCBS nhấn mạnh.

Hầu hết các công ty chứng khoán đều có nhận định, các ngân hàng được nới room tín dụng trong thời điểm hiện nay sẽ có thêm cơ hội cho vay mới và các gói tín dụng ưu đãi lãi suất của các ngân hàng thời gian gần đây hướng mạnh vào duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi nền kinh tế trở lại.

Trong khi đó, thời gian qua các ngân hàng đều tích cực trích lập dự phòng rủi ro khiến tỷ lệ dự phòng rủi ro bao nợ xấu của không ít ngân hàng đang ở mức rất cao, trong khi áp lực nợ xấu từ các khoản vay được tái cơ cấu sẽ không quá lớn, tạo điều kiện cho các ngân hàng đẩy mạnh cho vay mới.

Thực tế, thời gian qua các NHTM đưa ra nhiều chương trình tín dụng ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Theo đó, ngoài việc cam kết giảm 1-1,5% lãi vay cho khách hàng trong nửa cuối năm 2021, các NHTM còn triển khai các gói vay ưu đãi đặc thù cho các ngành nghề có khả năng phục hồi nhanh sau đại dịch.

Chẳng hạn, MSB cam kết sẽ giảm lãi suất tới 3%/năm đối với khách hàng vay vốn phục vụ kinh doanh và giảm 1%/năm cho khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất lĩnh vực nông nghiệp, mua nhà. Ngoài ra, ngân hàng này cũng dành 12.000 tỷ đồng từ nay đến cuối năm để cho vay các doanh nghiệp: xuất nhập khẩu, y tế và xây lắp, lãi suất cho vay chỉ từ 5,5%/năm (với VND) và 3%/năm (với USD).

Các ngân hàng khác như TPBank, MB, VIB… cũng đưa ra các gói vay ưu đãi cho nhóm doanh nghiệp, ngành nghề có khả năng phục hồi mạnh như sản xuất, xuất khẩu hàng hóa, nông sản thực phẩm. Theo đó, TPBank đã áp dụng gói vay ưu đãi tài trợ vốn cho các doanh nghiệp sản xuất nước mắm tại Phú Quốc với hạn mức cho vay tín chấp đến 2 tỷ đồng, MB cam kết sẽ giải ngân thêm 2.000 tỷ đồng cho vay các doanh nghiệp lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với mức lãi suất thấp hơn vay thông thường từ 0,5%-1% và dự kiến sẽ giảm khoảng 1.000 tỷ đồng lãi suất trong 5 tháng cuối năm 2021 để hỗ trợ khách hàng.

Tính đến ngày 31/8/2021, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ cho 215.320 khách hàng với dư nợ 227.009 tỷ đồng; lũy kế giá trị nợ được cơ cấu từ 23/1/2020 là khoảng 520.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tính đến ngày 31/8/2021 các TCTD đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,13 triệu khách hàng với dư nợ trên 1,58 triệu tỷ đồng; cho vay mới với lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 4,46 triệu tỷ đồng.

Như vậy, lũy kế từ 23/1/2020 đến 31/8/2021, tổng số tiền lãi mà các TCTD miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 260.000 tỷ đồng. Trong đó tổng số tiền lãi giảm theo cam kết của 16 NHTM từ ngày 15/7/2021 đến 31/8/2021 là 8.865 tỷ đồng, đạt 43,01% so với cam kết.

Trích nguồn

Thạch Bình

23/09/2021
  
TRỤ SỞ CHÍNH
  • Tầng 8, Cao ốc Văn phòng VG Building 
    Số 235 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân
    TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 3783 2121
  • Fax: 024 3783 2122
CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH
  • Tầng 4, Tòa nhà Hoàng Anh Safomec
    ​7/1 Thành Thái, P.14, Q.10
    ​TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Phone: 028 3832 9969
  • Fax: 028 3832 9959
CHI NHÁNH MIỀN BẮC
  • Số 97, Phố Trần Quốc Toản
    PhườngTrần Hưng Đạo 
    Quận Hoàn Kiếm,TP.Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 73061268
  • Fax: 024 7306 1269
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
  • Tầng 16, Tòa nhà T01-C37 Bắc Hà
    ​Đường Tố Hữu, Quận Nam Từ Liêm,   TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 6666 6368
  • Fax: 024 6666 6368