024 3783 2121 | CSKH : 024 3202 6888  |  info@cpavietnam.vn; hotro@cpavietnam.vn
San sẻ khó khăn với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 

san se kho khan voi doanh nghiep nho va vua

Ngân hàng đang rất nỗ lực hỗ trợ DNNVV với nhiều giải pháp thiết thực

Cùng với việc giảm lãi suất cho vay, theo ghi nhận, nhiều tháng qua các ngân hàng đã triển khai nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua những khó khăn do dịch bệnh gây ra.

Tích cực bơm vốn

Trong báo cáo cập nhật ngành Ngân hàng mới đây, Công ty chứng khoán BSC đánh giá, hai nhóm khách hàng bị ảnh hưởng nặng nề là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và bán lẻ, vốn đóng góp bình quân 75 - 80% cơ cấu cho vay toàn ngành Ngân hàng. Đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát trên diện rộng đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng, thay đổi hành vi tiêu dùng… khiến cho hàng loạt DNNVV doanh thu sụt giảm, sản xuất bị thu hẹp, rất nhiều trong số đó đã phải giải thể. Để cầm cự và phục hồi, hoạt động trở lại thì vốn là yếu tố hàng đầu với các doanh nghiệp này. Thấu hiểu điều này, cùng với các bộ, ngành, thời gian qua toàn hệ thống ngân hàng đã và đang thật sự nỗ lực để có thể hỗ trợ các DNNVV giảm bớt gánh nặng.

Cùng với việc giảm lãi suất cho vay, theo ghi nhận, nhiều tháng qua các ngân hàng đã triển khai nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các DNNVV vượt qua những khó khăn do dịch bệnh gây ra. Đơn cử, ngay từ đầu năm 2021, BIDV đã triển khai các gói tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn ưu đãi dành cho khách hàng DNNVV với quy mô lên đến hơn 100.000 tỷ đồng. Cuối tháng 02/2021, nhà băng này tiếp tục triển khai gói tín dụng ngắn hạn lãi suất ưu đãi quy mô lên đến 10.000 tỷ đồng dành cho các DNNVV kinh doanh xuất nhập khẩu...

Hay như sản phẩm “VietinBank SME Fast 8h - Vay vốn siêu nhanh, đồng hành phát triển” nằm trong gói “VietinBank SME Stronger 2021 - Sung sức vươn xa” của VietinBank được thiết kế quy trình, thủ tục cấp tín dụng đơn giản, chính sách thông thoáng, lãi suất hấp dẫn để DNNVV tiếp cận được nguồn vốn nhanh chóng nhất để duy trì và phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đầu tháng 7/2021, Agribank công bố dành 30.000 tỷ đồng cho DNNVV vay với lãi suất từ 4,5%/năm, trong đó 10.000 tỷ đồng dành cho vay ngắn hạn và 20.000 tỷ đồng dành cho vay trung, dài hạn.

Không chỉ các NHTM Nhà nước, mà các ngân hàng thuộc khối cổ phần tư nhân cũng tích cực vào cuộc hỗ trợ DNNVV. Mới nhất, từ nay đến hết ngày 19/3/2022, SCB áp dụng chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi dành cho DNNVV với lãi suất từ 6,99%. Sản phẩm vay vốn đối với nhóm khách hàng này của SCB sẽ đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động, phát hành L/C nhập khẩu, bảo lãnh trong nước của khách hàng DNNVV có doanh thu thuần dưới 25 tỷ đồng/năm. Đáng chú ý, với gói vay này, khách hàng được duy trì hạn mức tín dụng tới 36 tháng sau khi được SCB phê duyệt cấp hạn mức…

Có thể khẳng định, hệ thống ngân hàng đã và đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp. Thế nhưng công bằng mà nói, ngân hàng cũng là một doanh nghiệp và cũng đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh gây ra. Hơn nữa, nguồn vốn của các ngân hàng chủ yếu là nguồn tiền gửi của người dân và tổ chức kinh tế, bởi vậy bảo toàn vốn và mục tiêu cao nhất của các ngân hàng khi cho vay. Vì thế để tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thì bản thân DNNVV cũng cần phải đáp ứng được những yêu cầu từ phía ngân hàng.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh chia sẻ: “Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, việc đáp ứng nhu cầu về vốn là cần thiết nhưng thẳng thắn là tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng không thể hạ được, ngân hàng vẫn phải quản lý rủi ro. Doanh nghiệp nào có phương án sản xuất kinh doanh, định hướng tốt, có thể đảm bảo hoạt động sản xuất hiệu quả, lúc đó ngân hàng có thể cho vay được… Bởi vậy, bản thân doanh nghiệp cũng phải thích nghi với điều kiện thực tế, dưới sự hỗ trợ của ngân hàng có thể tìm những thị trường mới, đối tác mới để tiếp tục tồn tại và phát triển”.

Hỗ trợ trên nhiều khía cạnh

Không chỉ dừng lại ở cung ứng vốn, các ngân hàng còn triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ DNNVV nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị, đặc biệt là chuyển đổi số.

Đơn cử với VPBank, những doanh nghiệp nhỏ đã có lịch sử giao dịch tín dụng tốt tại ngân hàng này sẽ được cấp hạn mức vay tín chấp theo hình thức thấu chi, không cần tài sản đảm bảo. Doanh nghiệp chỉ cần hoàn thiện bốn bước thủ tục 100% online, sau hai tiếng đồng hồ, nếu hồ sơ đủ điều kiện thì doanh nghiệp sẽ được cấp một hạn mức thấu chi không tài sản đảm bảo lên tới 500 triệu đồng. VPBank cũng đưa ra sản phẩm Ecompay - Simplify, là gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và hộ kinh doanh hội nhập thương mại điện tử một cách siêu tốc.

Hay như MB, với chương trình “You stay, we care”, nằm trong chuỗi chương trình đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp “SME CARE by MB”, các khách hàng là DNNVV hiện hữu tại MB có nhu cầu luân chuyển bưu phẩm, tài liệu, hồ sơ phục vụ hoạt động kinh doanh trong thời kỳ dịch Covid-19 sẽ được ngân hàng hỗ trợ chi phí vận chuyển bằng hình thức tặng E-voucher để sử dụng dịch vụ GrabExpress. nằm trong chuỗi chương trình đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp “SME CARE by MB” của MB. Để tiết kiệm giảm thiểu chi phí cho các DNNVV khi lựa chọn các giải pháp chuyển đổi số, MB cũng đưa vào cung cấp nền tảng dịch vụ tài chính ngân hàng số thông minh BIZ MB dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp với hầu hết giao dịch thực hiện trên nền tảng này hiện này đều miễn phí.

Bà Lương Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Văn phòng Chuyển đổi số và Quản lý dự án của SHB cho rằng, các DNNVV hiện nay chủ yếu hoạt động ở những lĩnh vực lợi nhuận còn khá khiêm tốn, quy mô không lớn, tiềm lực tài chính hạn hẹp… Theo bà Hạnh, chiến lược chuyển đổi số của các ngân hàng TMCP được đẩy mạnh là một trong những yếu tố để có thể hỗ trợ tốt hơn cho các DNNVV. Cho rằng dịch vụ tài chính số có mặt trong mỗi hành trình khách hàng thuộc các hệ sinh thái khác nhau, đại diện SHB nhấn mạnh về việc “ngân hàng mở” là giải pháp toàn diện tạo nền tảng dịch vụ tài chính số cho nhiều thành phần trong hệ sinh thái, đặc biệt là DNNVV. Mỗi ngân hàng đều có những cách thức khác nhau để có thể hỗ trợ DNNVV chuyển đổi số, giúp họ gia nhập hệ sinh thái bằng cách tham gia như một thành viên, điều phối hệ sinh thái hoặc tự xây dựng và điều tiết hệ sinh thái…

Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, tới hết tháng 08/2021, các TCTD đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,13 triệu khách hàng với dư nợ trên 1,58 triệu tỷ đồng. Lũy kế từ 23/1/2020 đến 31/8/2021, tổng số tiền lãi TCTD miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 26.000 tỷ đồng…

 

Trích nguồn

Minh Khôi

28/09/2021
  
TRỤ SỞ CHÍNH
  • Tầng 8, Cao ốc Văn phòng VG Building 
    Số 235 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân
    TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 3783 2121
  • Fax: 024 3783 2122
CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH
  • Tầng 4, Tòa nhà Hoàng Anh Safomec
    ​7/1 Thành Thái, P.14, Q.10
    ​TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Phone: 028 3832 9969
  • Fax: 028 3832 9959
CHI NHÁNH MIỀN BẮC
  • Số 97, Phố Trần Quốc Toản
    PhườngTrần Hưng Đạo 
    Quận Hoàn Kiếm,TP.Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 73061268
  • Fax: 024 7306 1269
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
  • Tầng 16, Tòa nhà T01-C37 Bắc Hà
    ​Đường Tố Hữu, Quận Nam Từ Liêm,   TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 6666 6368
  • Fax: 024 6666 6368