024 3783 2121 | CSKH : 024 3202 6888  |  info@cpavietnam.vn; hotro@cpavietnam.vn
Sẽ có thêm hỗ trợ về chuyển đổi số

 

se co them ho tro ve chuyen doi so

Sẽ có thêm hỗ trợ về chuyển đổi số (Ảnh minh họa)

Trong năm 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ triển khai ba gói hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã đặt mục tiêu 100% doanh nghiệp tiếp cận thông tin từ chương trình và nâng cao kiến thức về chuyển đổi số, 100 nghìn doanh nghiệp được nhận các hỗ trợ từ chương trình (sử dụng công cụ tự đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, hỗ trợ đào tạo, tư vấn, kết nối các giải pháp)… Hay Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ với mục tiêu mỗi năm tối thiểu thúc đẩy 30 nghìn doanh nghiệp tiếp cận các nền tảng kỹ thuật số. Dù vậy, trong năm 2021, mới chỉ có 16 nghìn doanh nghiệp tiếp cận được, đây là con số quá nhỏ so với mức 800 nghìn doanh nghiệp Việt Nam.

Bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ KH&ĐT chia sẻ, thực tế, ngày càng có nhiều doanh nghiệp dần nhìn nhận được tiềm năng của chuyển đổi số và đang đẩy nhanh chuyển đổi số như một giải pháp đối phó với ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 không chỉ nhằm duy trì hoạt động doanh nghiệp mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn. Đó là bởi chuyển đổi số chẳng những hỗ trợ phát triển kênh bán hàng, mở rộng tập khách hàng và phân phối đến các thị trường tiềm năng: các sản phẩm của Việt Nam qua nền tảng của Amazon có thể tiếp cận khách hàng ở tất cả các thị trường trên thế giới.

Ngoài ra, chuyển đổi số cũng giúp doanh nghiệp gia tăng trải nghiệm khách hàng, Cho phép thực hiện mô hình kinh doanh không tiếp xúc, tiếp tục kinh doanh trong bối cảnh Covid-19. Mà quan trọng hơn, chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu quả quản trị, sử dụng tài nguyên và khả năng ra quyết định; giúp tối ưu chi phí vận hành, đặc biệt là chi phí nhân sự; hỗ trợ đưa ra các phân tích chính xác và kịp thời nhằm rút ngắn thời gian ra quyết định kinh doanh.

Với sự sẵn sàng của các nền tảng công nghệ và các nhà cung cấp trên thị trường: 64 nghìn doanh nghiệp công nghệ số (gồm các doanh nghiệp điện tử, viễn thông, CNTT, công nghệ số), tính tới tháng 12/2021, chuyển đổi số đem lại nguồn doanh thu của cộng đồng này đạt trên 135 tỷ USD, tăng trưởng 10%.

Khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT tại Việt Nam chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp đã và đang triển khai giải pháp chuyển đổi số. Các doanh nghiệp phải đối mặt với một số rào cản, khó khăn khi chuyển đổi số như: Khả năng tiếp cận các thông tin, tài liệu, chuyên gia hỗ trợ. Dù Việt Nam có tỷ lệ thuê bao băng rộng (cả cố định và di động) tương đối tốt so với một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Tỷ lệ các doanh nghiệp trực tuyến sử dụng thanh toán kỹ thuật số cũng ngang bằng với một số nước trong khu vực. Song tỷ lệ giao dịch kỹ thuật số còn thấp chỉ là 22% so với 34% của Indonesia và 62% của Thái Lan. Tỷ lệ thanh toán online khi mua sắm trên Internet còn thấp (10% so với 49% của Indonesia và 52% của Malaysia). Đặc biệt, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi số quốc gia, nhiều quy định liên quan đến chuyển đổi số đang được xây dựng, hình thành (tiêu chuẩn công nghệ, giao dịch thương mại điện tử, chứng thực số, thuế, hải quan...).

Trong năm 2022, Bộ KH&ĐT sẽ triển khai ba gói hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số: Gói bắt đầu Start Digital dành cho doanh nghiệp quy mô nhỏ, mới bắt đầu chuyển đổi số - hỗ trợ lựa chọn các giải pháp chuyển đổi số đơn giản và phù hợp nhất để bắt đầu thực hiện; Gói tăng tốc Grow Digital (dành cho doanh nghiệp đang tăng trưởng - hỗ trợ tăng tốc phát triển dựa trên việc ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số; Gói hướng đến thị trường toàn cầu Go Digital - Go Global dành cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu thông qua các nền tảng số - hỗ trợ doanh nghiệp làm chủ quy trình, công nghệ số, phát triển thương hiệu và sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Đây sẽ là thời điểm quan trọng đối với công tác chuyển đổi số khi Bộ Thông tin và Truyền thông đang trình lên Chính phủ sửa các luật liên quan đến chuyển đổi số như: Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ viễn thông, Luật Doanh nghiệp công nghệ số và tần số… Trong đó, có hai vấn đề trọng tâm là cơ chế về thí điểm công nghệ số và tài sản số. Đối với thí điểm công nghệ, cần có sandbox riêng cho từng ngành để tối ưu hóa và dễ đo lường. Về tài sản số, cần được định nghĩa ở mức độ rộng hơn, bởi liên quan đến Luật Dân sự và lĩnh vực ngân hàng rất nhiều. Xét riêng với cộng đồng doanh nghiệp, nếu không có sự thừa nhận về tài sản số, các doanh nghiệp sẽ không có sự bảo vệ trước các nhà đầu tư, bà Bùi Thu Thủy cho biết thêm.

Trích nguồn

Duy Khánh

20/01/2022
  
TRỤ SỞ CHÍNH
  • Tầng 8, Cao ốc Văn phòng VG Building 
    Số 235 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân
    TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 3783 2121
  • Fax: 024 3783 2122
CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH
  • Tầng 4, Tòa nhà Hoàng Anh Safomec
    ​7/1 Thành Thái, P.14, Q.10
    ​TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Phone: 028 3832 9969
  • Fax: 028 3832 9959
CHI NHÁNH MIỀN BẮC
  • Số 97, Phố Trần Quốc Toản
    PhườngTrần Hưng Đạo 
    Quận Hoàn Kiếm,TP.Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 73061268
  • Fax: 024 7306 1269
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
  • Tầng 16, Tòa nhà T01-C37 Bắc Hà
    ​Đường Tố Hữu, Quận Nam Từ Liêm,   TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 6666 6368
  • Fax: 024 6666 6368