024 3783 2121 | CSKH : 024 3202 6888  |  info@cpavietnam.vn; hotro@cpavietnam.vn
Hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

 

Ngày 07/04/2021, tại Hà Nội, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức Hội thảo “Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69): Kết quả 5 năm triển khai và định hướng sửa đổi, bổ sung”. Mục đích của Hội thảo nhằm rà soát, đánh giá tình hình triển khai Luật số 69 thời gian qua và tham vấn ý kiến các chuyên gia, các cơ quan đại diện chủ sở hữu và một số Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty lớn về định hướng sửa đổi, bổ sung Luật cho giai đoạn tới.

 

P:\NĂM 2021\5. TIN BÀI\PHÒNG BÁO CHÍ\6. tran thi hai\thang 4\7.4.hoi thao luat 69\ong dang quyet tien.JPG

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) phát biểu khai mạc hội thảo

Dự hội thảo có đại diện các cơ quan thuộc Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các Bộ quản lý ngành, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, đại diện của WB.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, ngày 26/11/2014, Quốc hội ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015.

Sau hơn 05 năm thực hiện, Luật số 69/2014/QH13 đã tạo hành lang pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại các DNNN đã được xây dựng đồng bộ phù hợp với yêu cầu đổi mới, hội nhập. Các cơ chế, chính sách đã tạo môi trường pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Bên cạnh đó các cơ chế, chính sách đã đảm bảo tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp cùng việc tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhà nước trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

Trong giai đoạn vừa qua, một số chủ trương, quan điểm chỉ đạo và hệ thống pháp luật có liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp có sự thay đổi. Đồng thời quá trình triển khai thực hiện Luật số 69/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn cũng đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế bất cập như: việc xác định vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua bán tài sản cố định; thẩm quyền quyết định đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp; phương thức chuyển nhượng vốn đầu tư, phân phối lợi nhuận sau thuế; nguyên tắc phân phối lợi nhuận sau thuế của DNNN; bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp; các phương thức chuyển giao, cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp; việc quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn; quyền hạn, trách nhiệm, phương thức quản lý Người đại diện và nhóm người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu và công tác giám sát; quản lý của DNNN đối với công ty con do DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ..

 

P:\NĂM 2021\5. TIN BÀI\PHÒNG BÁO CHÍ\6. tran thi hai\thang 4\7.4.hoi thao luat 69\toan canh.JPG

Toàn cảnh hội thảo

“Để tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp cho phù hợp, tại hội thảo Bộ Tài chính rất muốn được lắng nghe các ý kiến trao đổi, phân tích và đề xuất, trong đó bắt mạch được đâu là nội dung chính, đột phá cần phải sửa đổi, bổ sung Luật” - ông Đặng Quyết Tiến nhấn mạnh.

Trên cơ sở đó, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp đã gợi ý một số vấn đề để thảo luận tại hội nghị như: Một là, nhóm các quy định về vốn nhà nước: khái niệm, quan điểm về vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp trước, trong và sau quá trình đầu tư, quyền quản lý, sử dụng, định đoạt vốn tại doanh nghiệp.

Hai là, nhóm quy định phạm vi DNNN là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. DNNN là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. DNNN tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

Ba là, nhóm tăng cường quản trị DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp có vốn nhà nước. Tách bạch nhiệm vụ của doanh nghiệp có vốn nhà nước sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông thường và nhiệm vụ của doanh nghiệp có vốn nhà nước sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ công ích. Nhà nước xác định là một nhà đầu tư vốn, không can thiệp hành chính trực tiếp vào hoạt động và quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà thông qua người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp, người đại diện vốn để thực hiện các quyền của nhà đầu tư vốn (góp vốn) vào doanh nghiệp.

Bốn là, nhóm quy định về cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp có vốn nhà nước theo cơ chế thị trường là quá trình thường xuyên, liên tục với phương thức thực hiện và lộ trình hợp lý. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo hướng kiên quyết cổ phần hóa, bán vốn nhà nước tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần, vốn góp chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả; đồng thời xử lý triệt để, bao gồm cả việc cho phá sản các doanh nghiệp có vốn nhà nước yếu kém.

Năm là, nhóm quy định về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước; phòng ngừa thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước. Tách bạch, phân định rõ chức năng quản lý của chủ sở hữu Nhà nước với chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước, với chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp có vốn nhà nước. Xác định rõ trách nhiệm quyền lợi của người quản lý, người đại diện trực tiếp của chủ sở hữu tại DNNN trên cơ sở quan hệ hợp đồng, tránh tình trạng đồng nhất vai trò người quản lý doanh nghiệp với quyền của chủ DNNN. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực quản trị, phẩm chất đạo đức để kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp có vốn nhà nước.

 

P:\NĂM 2021\5. TIN BÀI\PHÒNG BÁO CHÍ\6. tran thi hai\thang 4\7.4.hoi thao luat 69\ong nguyen dinh cung.JPG

TS. Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phát biểu tại hội thảo

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã có đánh giá độc lập về tình hình triển khai Luật và kiến nghị một số nội dung, định hướng sửa đổi, bổ sung Luật. Ngoài ra, Hội thảo có sự tham gia, đóng góp ý kiến của các đối tác phát triển như Ngân hàng Thế giới, Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) và các chuyên gia quốc tế Đức và Thụy Sĩ.

Sau khi nghe tham luận của các chuyên gia, các đại biểu đã trao đổi rất thẳng thắn, cởi mở về những vấn đề liên quan đến công tác quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Các đại biểu đều thống nhất cho rằng việc triển khai Luật số 69 trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung. Cụ thể như cần phân định, làm rõ khái niệm vốn nhà nước theo quy trình của dòng vốn. Theo đó, sau khi đầu tư vào doanh nghiệp, vốn nhà nước trở thành vốn của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và định đoạt và nhà nước trở thành chủ sở hữu của phần vốn góp, cổ phần tương ứng tại doanh nghiệp.

 

P:\NĂM 2021\5. TIN BÀI\PHÒNG BÁO CHÍ\6. tran thi hai\thang 4\7.4.hoi thao luat 69\chuyen gia nuoc ngoai.JPG

Các chuyên gia quốc tế dự hội thảo trực tuyến tại các điểm cầu

Bên cạnh đó, cần làm rõ vai trò của các cơ quan đại diện chủ sở hữu: Sau khi đầu tư, các cơ quan đại diện chủ sở hữu là chủ sở hữu phần vốn góp, cổ phần tại doanh nghiệp và có quyền, nghĩa vụ tương tự các nhà đầu tư, các cổ đông của doanh nghiệp. Các cơ quan đại diện chủ sở hữu không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp do ban điều hành thực hiện; tách chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước với quản lý điều hành doanh nghiệp.

Mặt khác cần thay đổi đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư vốn nhà nước phải thực hiện theo các nguyên tắc thị trường, theo đó, phải đánh giá dựa trên giá trị gia tăng của vốn đầu tư và cổ tức, lợi nhuận được chia hàng năm - hiệu quả đầu tư vốn của cổ đông nhà nước.

Đặc biệt, cần đẩy mạnh đổi mới, quản trị tại các DNNN theo hướng tăng cường công khai, minh bạch và tăng trách nhiệm giải trình của người đứng đầu; áp dụng quản trị hiện đại theo thông lệ quốc tế; tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước, thúc đẩy vai trò giám sát của các tổ chức, đoàn thể tại doanh nghiệp.

Hội thảo “Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp: Kết quả 5 năm triển khai và định hướng sửa đổi, bổ sung” là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đề án 11A thuộc Chương trình Hỗ trợ tư vấn và phân tích quản lý tài chính công tại Việt Nam (gọi tắt là chương trình AAA). Quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp đã nhận được sự hỗ trợ của Chương trình AAA do Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) và Bộ Các vấn đề toàn cầu của Canada (GAC) đồng tài trợ và ủy thác qua Ngân hàng thế giới.

 

Trích nguồn

Thu Trang

08/04/2021
  
TRỤ SỞ CHÍNH
  • Tầng 8, Cao ốc Văn phòng VG Building 
    Số 235 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân
    TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 3783 2121
  • Fax: 024 3783 2122
CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH
  • Tầng 4, Tòa nhà Hoàng Anh Safomec
    ​7/1 Thành Thái, P.14, Q.10
    ​TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Phone: 028 3832 9969
  • Fax: 028 3832 9959
CHI NHÁNH MIỀN BẮC
  • Số 97, Phố Trần Quốc Toản
    PhườngTrần Hưng Đạo 
    Quận Hoàn Kiếm,TP.Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 73061268
  • Fax: 024 7306 1269
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
  • Tầng 16, Tòa nhà T01-C37 Bắc Hà
    ​Đường Tố Hữu, Quận Nam Từ Liêm,   TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 6666 6368
  • Fax: 024 6666 6368