Doanh nghiệp xã hội có được phát hành cổ phiếu cũng như trái phiếu hay không?
Doanh nghiệp xã hội có được phát hành cổ phiếu cũng như trái phiếu hay không?
Theo quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Theo quy định trên, doanh nghiệp xã hội sẽ được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020.
Trong đó, việc lực chọn hình thức, phương thức huy động vốn là 01 trong các quyền của doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp xã hội có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp xã hội còn có thể huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp xã hội được thành lập dưới hình thức là công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thì sẽ không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Do đó, nếu loại hình của doanh nghiệp xã hội là công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thì sẽ không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội của doanh nghiệp xã hội do ai ký?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 28 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Theo đó, cam kết thực hiện mục tiêu xã hội của doanh nghiệp xã hội sẽ do những người sau đây ký:
- Đối với doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Đối với công ty hợp danh: các thành viên hợp danh;
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: các thành viên là cá nhân; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với thành viên là tổ chức;
- Đối với công ty cổ phần: cổ đông sáng lập là cá nhân, cổ đông khác là cá nhân, nếu cổ đông này đồng ý với nội dung cam kết trên và mong muốn ký vào bản cam kết này cùng với cổ đông sáng lập; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông sáng lập là tổ chức, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông khác là tổ chức, nếu cổ đông này đồng ý với nội dung cam kết trên và mong muốn ký vào bản cam kết này cùng với cổ đông sáng lập.
Doanh nghiệp có những quyền nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ vào Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền của doanh nghiệp như sau:
- Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
- Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
- Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
-Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
- Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Trích nguồn
Nguyễn Trần Hoàng Quyên