024 3783 2121 | CSKH : 024 3202 6888  |  info@cpavietnam.vn; hotro@cpavietnam.vn
Bộ Tài chính đề xuất sửa quy định về kế toán hỗ trợ doanh nghiệp

 

Tại dự thảo 1 luật sửa 7 luật, Bộ Tài chính đã đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán số 88/2015/QH13. Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất sửa luật liên quan đến quy định áp dụng Chuẩn mực quốc tế về kế toán (IFRS) tại Việt Nam, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Cần thiết có quy định cho phép các đơn vị áp dụng IFRS

Luật Kế toán số 88/2015/QH13 có hiệu lực từ năm 2017, đã tiếp cận hơn các nguyên tắc, thông lệ chung về kế toán, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam; làm cơ sở cho việc hoàn chỉnh khung pháp lý đầy đủ về kế toán theo hướng tiếp cận hơn các thông lệ quốc tế.

Đồng thời, Luật đã tổ chức triển khai lập báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc và các địa phương, tổ chức thực hiện kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp; hỗ trợ và hướng dẫn cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thực hiện công tác kế toán phù hợp, hiệu quả.

Ảnh: Tư liệu minh họa

Trải qua hơn 6 năm thực hiện, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và của các doanh nghiệp Việt Nam, Luật Kế toán đã phát sinh một số vướng mắc, khó khăn. Theo đó, Luật Kế toán hiện hành chưa có quy định áp dụng Chuẩn mực quốc tế về kế toán (IFRS).

Việt Nam lại nằm trong số ít các quốc gia chưa thừa nhận và cho phép áp dụng IFRS, dẫn đến khó khăn trong việc được các định chế quốc tế nâng hạng thị trường chứng khoán. Ngoài ra, cũng gây khó khăn trong tranh thủ cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài; được quốc tế công nhận là nền kinh tế thị trường.

Luật Kế toán đã tổ chức triển khai lập báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc và các địa phương, tổ chức thực hiện kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp; hỗ trợ và hướng dẫn cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thực hiện công tác kế toán phù hợp, hiệu quả.

Các doanh nghiệp khó khăn trong quá trình niêm yết trên thị trường quốc tế và tiếp cận với nguồn vốn từ các thị trường tài chính quốc tế; triển khai nghị quyết của quốc hội về chống xói mòn thuế toàn cầu. Vì vậy, cần thiết có quy định cho phép các đơn vị áp dụng IFRS.

Cũng theo Bộ Tài chính, việc sửa luật là cần thiết vì các quy định về hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ; giảm bớt thời gian, chi phí cho công tác kế toán của đơn vị; nâng cao tính minh bạch và tuân thủ báo cáo tài chinh của các đơn vị có quy mô lớn; phòng chống rửa tiền chưa được quy định rõ ràng, cụ thể dẫn đến vướng mắc.

Một số quy định của Luật Kế toán chưa thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán. Qua phản ánh của các đơn vị, nhiều quy định của Luật kế toán còn chưa phù hợp với quá trình tin học hóa và chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán, gây khó khăn trong quá trình thực hiện, tốn kém chi phí, thời gian, giảm hiệu quả hoạt động của đơn vị, như quy định phải lập và ký chứng từ cho từng giao dịch nhưng số lượng giao dịch tại các đơn vị ngày càng nhiều, một số tự sinh ra từ hệ thống phần mềm không qua khâu lập chứng từ nên việc phải ký trên mọi chứng từ không còn phù hợp, đặc biệt là chứng từ nội bộ.

Mặt khác, một số quy định của Luật cần hoàn thiện để đảm bảo nhất quán và phù hợp với các quy định khác của pháp luật. Thời gian vừa qua, pháp luật đã có một số thay đổi liên quan đến tên gọi các đơn vị thuộc khu vực công nên một số thuật ngữ đã không còn phù hợp, vì vậy cần được sửa đổi, bổ sung.

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ bằng cách áp dụng chế độ kế toán đơn giản

Do làm gấp trong thời gian ngắn, Bộ Tài chính trình sửa 2 chính sách lớn trong Luật Kế toán.

Chính sách 1: Tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Mục tiêu nhằm thúc đẩy vốn đầu tư nước ngoài, góp phần tạo điều kiện nâng hạng thị trường chứng khoán, đạt mục tiêu Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường; ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và triển khai Nghị quyết của Quốc hội về chống xói mòn thuế toàn cầu.

Luật Kế toán đã hỗ trợ và hướng dẫn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thực hiện công tác kế toán phù hợp, hiệu quả.

Đồng thời, sửa luật nhằm hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ; giảm bớt thời gian, chi phí cho công tác kế toán của đơn vị; nâng cao tính minh bạch và tuân thủ báo cáo tài chính của các đơn vị có quy mô lớn; phòng chống rửa tiền.

Việc sửa luật liên quan đến quy định áp dụng Chuẩn mực quốc tế về kế toán (IFRS) và xây dựng khuôn khổ pháp lý cho việc áp dụng IFRS tại Việt Nam. Theo đó, sẽ sửa đổi, bổ sung các quy định về hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa, nhỏ bằng cách cho phép áp dụng chế độ kế toán đơn giản, hướng tới mục đích quản lý thuế là chính để phù hợp với năng lực, tiết giảm chi phí và thời gian cho công tác kế toán tại đơn vị, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Ngoài ra, sửa đổi, bổ sung các quy định nâng cao tính minh bạch của các thông tin trên báo cáo tài chính và tính tuân thủ quy định của pháp luật về kế toán tại các đơn vị có lợi ích công chúng, các đơn vị có quy mô lớn và doanh nghiệp Nhà nước.

Để thực hiện áp dụng IFRS tại Việt Nam, đề nghị giao Bộ Tài chính quy định cụ thể về đối tượng, phạm vi, lộ trình, thể thức và phương pháp áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán.

Đối với nhóm chính sách 2, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán; Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đảm bảo sự nhất quán và phù hợp với các quy định khác của pháp luật.

Mục đích nhằm tăng cường phân cấp, phân quyền, quy định rõ trách nhiệm ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thanh tra, kiểm tra, giám sát cho các bộ, ngành và UBND cấp tỉnh.

Đồng thời, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu đơn vị để phòng chống tham nhũng, lãng phí; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người làm kế toán để từ đó khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám nghĩ, không dám làm của kế toán trưởng và người làm công tác kế toán.

Ngoài ra, sửa đổi quy định cụ thể về đối tượng áp dụng Luật để đảm bảo đồng bộ, nhất quán và phù hợp với các quy định khác của pháp luật khác.

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định làm rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán của Bộ Tài chính; sửa đổi, bổ sung quy định về phân cấp, phân quyền, làm rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán của các bộ, ngành khác. Sửa đổi, bổ sung phân cấp, phân quyền và làm rõ trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về phân cấp, phân quyền, làm rõ chức năng quản lý Nhà nước của UBND cấp tỉnh.

Đồng thời, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung trách nhiệm người đứng đầu đơn vị trong khu vực công khi thực hiện các nhiệm vụ: Ký tên trên sổ kế toán, báo cáo tài chính, bảo quản lưu trữ tài liệu kế toán, tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị; bổ sung quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người làm công tác kế toán.../.

Với việc đề xuất sửa đổi, bổ sung 2 nhóm chính sách lớn này, Bộ Tài chính cho rằng, sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực thi các nhiệm vụ liên quan đến công tác kế toán.

Minh Anh

26/08/2024
  
TRỤ SỞ CHÍNH
  • Tầng 8, Cao ốc Văn phòng VG Building 
    Số 235 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân
    TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 3783 2121
  • Fax: 024 3783 2122
CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH
  • Tầng 4, Tòa nhà Hoàng Anh Safomec
    ​7/1 Thành Thái, P.14, Q.10
    ​TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Phone: 028 3832 9969
  • Fax: 028 3832 9959
CHI NHÁNH MIỀN BẮC
  • Số 97, Phố Trần Quốc Toản
    PhườngTrần Hưng Đạo 
    Quận Hoàn Kiếm,TP.Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 73061268
  • Fax: 024 7306 1269
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
  • Tầng 16, Tòa nhà T01-C37 Bắc Hà
    ​Đường Tố Hữu, Quận Nam Từ Liêm,   TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 6666 6368
  • Fax: 024 6666 6368