Bộ Tài chính vừa hoàn thiện Tờ trình gửi Chính phủ về Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Theo đó, dự thảo luật quy định bổ sung một số hàng hóa nhập khẩu không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Về đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), tại dự thảo luật, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi quy định rõ hàng hóa do tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, thuê gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài hoặc bán, ủy thác cho tổ chức, cá nhân kinh doanh khác để xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB để đảm bảo minh bạch chính sách.
Nhiều mặt hàng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được quy định rõ trong Luật.
Ngoài ra, sửa đổi quy định rõ hàng hóa nhập khẩu không chịu thuế TTĐB để luật hóa quy định đang thực hiện ổn định tại văn bản dưới Luật. Cụ thể, như sau: Sửa đổi quy định rõ về hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại bao gồm hàng viện trợ nhân đạo, hàng viện trợ không hoàn lại, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hàng trợ giúp nhân đạo, hàng cứu trợ khẩn cấp, nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.
Không thu cùng một loại thuế 2 lần đối với cùng 1 hàng hóa Bộ Tài chính bổ sung quy định “hàng hóa đã xuất khẩu ra nước ngoài bị phía nước ngoài trả lại khi nhập khẩu” thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB để xử lý đúng bản chất của giao dịch và phù hợp đạo lý không thu cùng một loại thuế 2 lần đối với cùng 1 hàng hóa như đã được quy định tại pháp luật về thuế GTGT và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường. |
Dự thảo luật lần này cũng đề xuất sửa đổi quy định “quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân” thành “quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp trong định mức được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”.
Sửa đổi quy định “quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ” thành “quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam trong định mức được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu” để đồng bộ với quy định về pháp luật thuế xuất nhập khẩu.
Bộ Tài chính cũng đề xuất sửa đổi quy định “hàng hóa vận chuyển quá cảnh, hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ” thành “hàng hóa quá cảnh theo quy định pháp luật thương mại, hàng hóa chuyển khẩu, trung chuyển theo quy định của pháp luật hải quan” để đồng bộ với quy định của pháp luật chuyên ngành.
Ngoài ra, Bộ Tài chính bổ sung quy định “hàng hóa đã xuất khẩu ra nước ngoài bị phía nước ngoài trả lại khi nhập khẩu” thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB để xử lý đúng bản chất của giao dịch và phù hợp đạo lý không thu cùng một loại thuế 2 lần đối với cùng 1 hàng hóa như đã được quy định tại pháp luật về thuế GTGT và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường.
Theo dự thảo luật, sửa đổi quy định về tàu bay, du thuyền thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB như sau: “Máy bay, trực thăng, tàu lượn, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch và máy bay, trực thăng, tàu lượn sử dụng cho các mục đích an ninh, quốc phòng, huấn luyện đào tạo phi công, phun thuốc trừ sâu, chữa cháy, quay phim, chụp ảnh, đo đạc bản đồ” để phù hợp với mục tiêu thu thuế TTĐB đối với tàu bay là những mặt hàng cao cấp, phục vụ nhu cầu cá nhân của các đối tượng có thu nhập cao trong xã hội, luật hóa quy định đang thực hiện ổn định tại văn bản dưới luật, đảm bảo tính ổn định của chính sách, xử lý những bất cập phát sinh trong thực tế.
Du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh phải chịu thuế TTĐB.
Đồng thời, bổ sung quy định “xe ô tô chở người, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ không đăng ký lưu hành, không tham gia giao thông và chỉ chạy trong khu di tích lịch sử, bệnh viện, trường học” và “xe ô tô chuyên dụng khác theo quy định của Chính phủ” vào đối tượng không chịu thuế TTĐB để giải quyết những vướng mắc phát sinh trong thực tế.
Quy định “Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ” được bỏ ra khỏi đối tượng không chịu thuế để mở rộng cơ sở thuế và đảm bảo minh bạch chính sách.
Về căn cứ tính thuế TTĐB, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định về căn cứ tính thuế TTĐB để bao quát trường hợp bổ sung áp dụng thuế tuyệt đối, áp dụng thuế hỗn hợp.
Theo đó, căn cứ tính thuế TTĐB áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Số thuế TTĐB phải nộp bằng giá tính thuế TTĐB nhân với thuế suất thuế TTĐB.
Căn cứ tính thuế TTĐB áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối là lượng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và mức thuế tuyệt đối. Số thuế TTĐB phải nộp bằng lượng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế nhân với mức thuế tuyệt đối.
Căn cứ tính thuế TTĐB áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp là tổng của số thuế TTĐB phải nộp theo phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và số thuế phải nộp theo phương pháp tính thuế tuyệt đối theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này./.
Mở rộng cơ sở thuế, đảm bảo minh bạch chính sách Quy định “Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ” được bỏ ra khỏi đối tượng không chịu thuế để mở rộng cơ sở thuế và đảm bảo minh bạch chính sách. |
Minh Anh