Các hợp đồng tương đóng cửa có sự phân hóa trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên cuối tuần qua. Mức độ phân hóa của các hợp đồng là không đáng kể và đóng cửa có thể gọi là đi ngang. Thanh khoản giảm đáng kể khi lượng giao dịch chưa lấy lại như trước sau phiên đáo hạn.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên cuối tuần qua, các hợp đồng tương lai diễn biến giằng co và đóng cửa phân hóa nhẹ. Đóng cửa, thị trường có 2 hợp đồng tăng, 2 hợp đồng giảm với biên độ chênh nhau không lớn, chỉ từ -1,3 điểm đến +1,6 điểm. Trong khi đó, chỉ số cơ sở cũng thu hẹp đà tăng, chỉ tăng nhẹ +1,88 điểm so với phiên kế trước.
Hợp đồng tháng 6 VN30F2406 trên vai trò là hợp đồng tháng hiện tại, hợp đồng này đóng cửa tại 1.307,9 điểm, giảm nhẹ -0,6 điểm so với phiên trước.Trong khi đó, chỉ số cơ sở lại tăng nhẹ, nên khoảng cách chênh lệch âm nới nhẹ lên mức -2,25 điểm.
Thanh khoản thị trường chứng khoán phái sinh ở mức khá thấp, tuy nhiên điều này không quá bất ngờ khi hợp đồng tháng 6 mới đảm nhiệm vai trò là hợp đồng tháng hiện tại mới được một ngày. Cụ thể, tổng khối lượng giao dịch các hợp đồng tương lai đạt 176.446 hợp đồng, trong đó, riêng hợp đồng tháng 6/2024 đạt 176.193 hợp đồng.
Biểu đồ phân tích kỹ thuật của hợp đồng VN30F2406.
Trên biểu đồ kỹ thuật khung 1 giờ, hợp đồng VN30F2406 tích luỹ trong biên hẹp 1.303 - 1.310 điểm. Các tín hiệu kỹ thuật như chỉ báo sức mạnh (RSI) và đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD) duy trì tích cực. Như vậy, theo SSI Research, hợp đồng VN30F246 có thể tiếp tục hướng lên vùng 1.310 - 1.312 điểm.
Trên thị trường cơ sở, chỉ số VN30 kết phiên tại 1.310,15 điểm, tăng +1,88 điểm (+0,14%) so với các phiên tước. Khối lượng giao dịch đạt 269,8 triệu đơn vị.
Về mặt kỹ thuật, chỉ số VN30 đã vượt đỉnh cũ nhưng tốc độ tăng của VN30 đã hạ nhiệt. Các chỉ báo kỹ thuật RSI và chỉ báo xu hướng ADX duy trì trạng thái tích cực, trong đó RSI ở vùng quá mua. Như vậy, đà tăng của chỉ số VN30 có thể gặp trở ngại ở vùng kháng cự kế tiếp 1.314 - 1.315 điểm./.
Trích nguồn
Thái Duy-Thời Báo Tài Chính