![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Sau khi bỏ cấp huyện, người lao động sẽ nộp hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần tại cơ sở trực thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi cư trú.
Theo Quyết định 391/QĐ-BTC ban hành ngày 26/2/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, từ ngày 1/3, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ được tổ chức theo hệ thống 3 cấp từ trung ương đến địa phương
Cụ thể: Bảo hiểm xã hội Việt Nam (có 14 đơn vị tham mưu tại trung ương), bảo hiểm xã hội khu vực (được tổ chức theo 35 khu vực), bảo hiểm xã hội cấp huyện (thuộc bảo hiểm xã hội khu vực, số lượng không quá 350 đơn vị).
Người lao động làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần tại cơ sở trực thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố nơi cư trú. Ảnh minh hoạ
Thực hiện chủ trương sắp xếp lại các đơn vị hành chính các cấp, mới đây, Đảng ủy Bộ Tài chính ra Nghị quyết 08/NQ-ĐUBTC về phân công, phân cấp công tác tổ chức, cán bộ và sắp xếp lại tổ chức bộ máy một số đơn vị trực thuộc Bộ Tài Chính.
Theo đó, tiếp tục sắp xếp các đơn vị ngành dọc của Bộ Tài chính tại các địa phương phù hợp với việc tổ chức đơn vị hành chính các cấp.
Chi cục thống kê tỉnh, thành phố và bảo hiểm xã hội khu vực dự kiến sắp xếp lại phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Từ 63 Chi cục thống kê sẽ tổ chức lại thành 34 đơn vị Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, 35 bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức lại thành 34 bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố.
Không tổ chức cơ quan thống kê, bảo hiểm xã hội cấp huyện mà chuyển đổi đội thống kê cấp huyện thành Thống kê cơ sở thuộc Thống kê tỉnh, thành phố và bảo hiểm xã hội cấp huyện thành bảo hiểm xã hội cơ sở thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố để quản lý các đơn vị hành chính cấp xã.
Như vậy, cơ cấu tổ chức bảo hiểm xã hội cấp huyện sẽ được sắp xếp lại theo hướng bỏ bảo hiểm xã hội cấp huyện, chuyển đổi thành bảo hiểm xã hội cơ sở trực thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố.
Về địa điểm nộp hồ sơ rút bảo hiểm xã hội 1 lần sau khi bỏ cấp huyện, người lao động nộp hồ sơ tại cơ sở trực thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi cư trú.
Đa số người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần làm ở khu vực ngoài nhà nước (gần 91%). Họ chủ yếu lao động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, có thu nhập thấp, khả năng tích lũy không nhiều, trình độ nhận thức và tuổi đời còn chưa cao (hơn 77% dưới 40 tuổi). |
Hà My