![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp và kiểm toán chi phí bán hàng là hai thủ tục hoàn toàn tách biệt. Tuy nhiên, nếu không nắm chắc bản chất của hai thành phần này sẽ rất dễ bị nhầm lẫn, dẫn đến thủ tục kiểm toán phức tạp. Để có thể tiến hành thực hiện kiểm toán phần hành chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán có thể tham khảo các thông tin sau.
Kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp và kiểm toán chi phí bán hàng.
1. Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng là gì?
Theo Luật Kế toán năm 2015 và Thông tư 200/2014/TT-BTC, chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN) là toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất sử dụng chung cho toàn doanh nghiệp.
Tùy theo loại hình hoạt động của doanh nghiệp mà chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ khác nhau. Chi phí quản lý doanh nghiệp thể hiện trong tài khoản 642 và bao gồm các khoản:
Chi phí bán hàng (CPBH) là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Chi phí bán hàng được thể hiện bằng tài khoản 641 và bao gồm các khoản sau:
2. Mục tiêu của kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp và kiểm toán chi phí bán hàng
Kiểm toán chi phí bán hàng, kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp là một phần hành quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Hai thành phần chi phí này là những chi phí gián tiếp đối với quá trình sản xuất nhưng lại là chỉ tiêu trực tiếp để xác định thu nhập chịu thuế.
Kiểm toán chi phí bán hàng, kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp xác minh tính trung thực, mức độ tin cậy của các khoản mục chi phí, trình bày các khoản chi phí trên báo cáo tài chính nhằm đảm bảo tính đầy đủ, đúng đắn và hợp lý theo quy định của chuẩn mực kế toán. Đồng thời, kiểm toán 2 thành phần này sẽ cung cấp những thông tin quan trọng, tài liệu có liên quan để làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán nhiều khoản mục khác.
Để đạt được mục tiêu nói trên, kiểm toán viên cần phải khảo sát và đánh giá lại hiệu lực thực tế của hoạt động kiểm toán nội bộ đối với các khoản chi phí để làm cơ sở thiết kế và thực hiện các khảo sát cơ bản nhằm đạt được mục tiêu:
3. Cần chuẩn bị những gì để kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp và kiểm toán chi phí bán hàng?
Để tuân thủ đúng các thủ tục kiểm toán hai phần hành này, kiểm toán viên cần yêu cầu kế toán doanh nghiệp trình ra những tài liệu, hồ sơ sau:
Chuẩn bị hồ sơ phục vụ kiểm toán.
4. Quy trình kiểm toán CPQLDN và kiểm toán CPBH
Kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp và kiểm toán chi phí bán hàng là một phần không thể thiếu của kiểm toán báo cáo tài chính và gồm 3 bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán
Để lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần tìm hiểu các thông tin sau:
Bước 2: Thực hiện kiểm toán
Để thực hiện kiểm toán đối với hai phần hành chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng, kiểm toán viên cần:
Quy trình kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bước 3: Đưa ra kết quả kiểm toán
Ở giai đoạn kết thúc quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cần tổng hợp kết quả kiểm toán và đưa ra kết luận, trong đó có các kết luận về chi phí quản lý doanh nghiệp và kiểm toán chi phí bán hàng:
Nếu các khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng có sai phạm, kiểm toán viên sẽ đưa ý kiến về các sai phạm này trong báo cáo kiểm toán để doanh nghiệp có những điều chỉnh hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.
Trên đây là một số kinh nghiệm kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp và kiểm toán chi phí bán hàng. Doanh nghiệp có thể tham khảo để thực hiện kiểm toán nhằm nắm được, kiểm soát và đánh giá hiệu quả việc sử dụng chi phí vận hành trong hệ thống doanh nghiệp.
Trích nguồn