024 3783 2121 | CSKH : 024 3202 6888  |  info@cpavietnam.vn; hotro@cpavietnam.vn
KTNN ban hành Quy định kiểm tra, đối chiếu tại các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán.

 

KTNN thực hiện kiểm tra, đối chiếu tại các cơ quan, tổ chức... - Ảnh: PV

 

 Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 155/QĐ-KTNN ngày 18/02/2021 ban hành Quy định việc kiểm tra, đối chiếu tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (KTNN).

Quy định này áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc KTNN được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các cuộc kiểm toán, các Đoàn kiểm toán của KTNN, thành viên Đoàn kiểm toán, các đơn vị trực thuộc KTNN được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng kiểm toán, Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán; các tổ chức và cá nhân được ủy thác hoặc thuê thực hiện kiểm toán, cộng tác viên KTNN có liên quan đến hoạt động kiểm toán của KTNN.

Mục tiêu chung của kiểm tra, đối chiếu nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để giúp Kiểm toán viên nhà nước đưa ra ý kiến, đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán phù hợp.

Mục tiêu cụ thể của kiểm tra, đối chiếu được xác định cho từng đối tượng được lựa chọn kiểm tra, đối chiếu và căn cứ vào mục tiêu kiểm toán của cuộc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán; trên cơ sở phân tích hồ sơ, tài liệu, đánh giá các bằng chứng của Kiểm toán viên nhà nước về nội dung kiểm toán đã lựa chọn.

Thành phần tham gia kiểm tra đối chiếu phải có ít nhất 02 thành viên Tổ kiểm toán, trong đó có ít nhất 01 kiểm toán viên trở lên. Riêng trường hợp đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế phải có sự tham gia của đại diện cơ quan Thuế, Hải quan.

Về nội dung kiểm tra, đối chiếu, Quyết định nêu rõ, đối với việc kiểm tra, đối chiếu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đã xác định được đối tượng, nội dung tại Kế hoạch kiểm toán tổng quát, các tổ kiểm toán tuân thủ theo Kế hoạch kiểm toán tổng quát đã được lãnh đạo KTNN phê duyệt.

 

Việc kiểm tra, đối chiếu nhằm thu thập thông tin, củng cố thêm bằng chứng kiểm toán - Ảnh: Sưu tầm

Trường hợp lựa chọn đối tượng kiểm tra, đối chiếu trong quá trình thực hiện kiểm toán, nội dung kiểm tra, đối chiếu gồm: Đối chiếu, thu thập thông tin về một nội dung, chỉ tiêu, thông tin kiểm toán mà Kiểm toán viên nhà nước (KTVNN) xét thấy là trọng yếu, tiềm ẩn rủi ro, cần củng cố thêm bằng chứng thu thập từ bên ngoài để đảm bảo tính thận trọng, khách quan, độ tin cậy khi đưa ra ý kiến kiểm toán; Kiểm tra, đối chiếu trong trường hợp khi kiểm toán Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán xét trên khía cạnh trọng yếu, KTVNN nhận thấy cần thu thập thêm bằng chứng từ các đơn vị thành viên, đơn vị cấp dưới quan trọng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có ảnh hưởng đáng kể hoặc có thể tạo ra rủi ro đáng kể có sai sót trọng yếu đối với Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán được kiểm toán; Kiểm tra, đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế khi kiểm toán tổng hợp tại cơ quan Thuế, Hải quan.

Thông qua việc kiểm tra, đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế, KTVNN đánh giá trách nhiệm của cơ quan Thuế, Hải quan trong thực hiện vai trò quản lý nhà nước về thuế và đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế của đối tượng nộp thuế, xác định số thuế phải nộp để có kiến nghị nộp đầy đủ các khoản nghĩa vụ với NSNN.

Qua phân tích hồ sơ, tài liệu đánh giá công tác quản lý thuế của cơ quan Thuế, Hải quan, KTVNN có thể lựa chọn một hoặc một số nội dung mà theo xét đoán của KTVNN tiềm ẩn, chứa đựng rủi ro có sai sót trọng yếu của một hoặc một số loại thuế để thực hiện kiểm tra, đối chiếu.

Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng nêu rõ, KTVNN có trách nhiệm sử dụng các phương pháp chuyên môn theo quy định của KTNN nhằm thu thập và đánh giá bằng chứng qua kiểm tra, đối chiếu đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán làm cơ sở cho ý kiến đánh giá, kết luận và kiến nghị kiểm toán.

Việc lựa chọn phương pháp, thủ tục kiểm tra, đối chiếu cụ thể sẽ phụ thuộc vào đánh giá rủi ro hay phân tích các vấn đề, nội dung cần kiểm tra, đối chiếu, theo đó, KTVNN có thể áp dụng một hoặc nhiều phương pháp hoặc sử dụng kết hợp các phương pháp.

Đặc biệt, Quyết định còn đề cập, hướng dẫn cụ thể, chi tiết về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm tra, đối chiếu; phân tích thông tin lựa chọn đối tượng, xác định mục tiêu, nội dung kiểm tra, đối chiếu; lập và phê duyệt kế hoạch kiểm tra, đối chiếu; thực hiện kiểm tra, đối chiếu; lập Biên bản kiểm tra, đối chiếu; lập Thông báo kết luận, kiến nghị với đơn vị được kiểm tra, đối chiếu; trách nhiệm trong thực hiện kiểm tra, đối chiếu./.

Trích nguồn

H.Thoan

04/03/2021
  
TRỤ SỞ CHÍNH
  • Tầng 8, Cao ốc Văn phòng VG Building 
    Số 235 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân
    TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 3783 2121
  • Fax: 024 3783 2122
CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH
  • Tầng 4, Tòa nhà Hoàng Anh Safomec
    ​7/1 Thành Thái, P.14, Q.10
    ​TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Phone: 028 3832 9969
  • Fax: 028 3832 9959
CHI NHÁNH MIỀN BẮC
  • Số 97, Phố Trần Quốc Toản
    PhườngTrần Hưng Đạo 
    Quận Hoàn Kiếm,TP.Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 73061268
  • Fax: 024 7306 1269
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
  • Tầng 16, Tòa nhà T01-C37 Bắc Hà
    ​Đường Tố Hữu, Quận Nam Từ Liêm,   TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Phone: 024 6666 6368
  • Fax: 024 6666 6368